uống cà phê vào thời điểm nào là hợp lý

GIỚI THIỆU

Uống cà phê vào thời điểm nào là hợp lý – Cà phê có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nhưng nếu không được sử dụng đúng thời điểm nó có thể gây ra nhiều rối loạn như mất ngủ và thậm chí là huyết áp cao.

Hands on the cup

Dưới đây là những lưu ý để sử dụng cà phê hiệu quả nhất

1.Điều gì xảy ra nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm? Cortisol là một loại hormon căng thẳng và có xu hướng đạt đỉnh trong khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Nếu bạn uống cà phê vào thời điểm này, mức độ căng thẳng có thể tăng lên vì caffein trong cà phê có thể làm tăng hàm lượng cortisol.

2. Một vấn đề khác là bạn có thể bị tăng khả năng dung nạp cafffein. Khi đó, bạn cần nhiều caffein hơn để cảm thấy “sảng khoái”. Điều này có thể khiến bạn trở thành người bị nghiện cà phê.

3. Nên uống cà phê trong khoảng thời gian từ 10 đến 11giờ 30 sáng. Thời điểm này hàm lượng cortisol giảm xuống. Đây là thời điểm an toàn để uống cà phê.

4. Không nên uống cà phê trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều vì hàm lượng cortisol trong cơ thể lúc này đã tăng trở lại.

5. Sau 1 giờ chiều, mức cortisol của bạn bắt đầu giảm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giờ chiều, hãy thưởng thức một tách cà phê.

6. Không nên uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể.

KẾT LUẬN

Uống cà phê vào thời điểm nào là hợp lý

Chỉ nên uống cà phê cách bữa ăn 1 giờ. Điều này đúng nhất là khi bạn uống cà phê chứa đường và sữa.

Ngoài ra, không nên uống cà phê vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Bạn có thể có cảm giác bồn chồn và khó ngủ.

CÁCH TRỘN CÁC LOẠI CÀ PHÊ NGON

GIỚI THIỆU

Cách trộn các loại cà phê ngon – Hiện nay trên thị trường có khoảng 20 loại cà phê được sử dụng phổ biến. Việc thưởng thức riêng từng loại chỉ có thể mang đến một hương vị nhất định tạo cảm giác không được thỏa mãn cho khách hàng. Vì vậy việc biết được cách trộn cafe ngon sẽ giúp bạn tạo ra thức uống hoàn hảo nhất, qua đó thu hút được nhiều thực khách hơn.

Tỷ lệ vàng trong cách pha trộn cà phê

Có rất nhiều người không nắm rõ cách phối trộn cà phê và chỉ làm theo cảm tính, do đó sẽ không mang đến hiệu quả thật sự. Ngược lại nó còn khiến món đồ uống bạn mang đến cho khách hàng những mùi vị rất khó uống. Vì vậy nắm rõ cách pha, tỷ lệ sao cho phù hợp là điều bắt buộc.

Để pha phin ngon nhất bạn nên áp dụng tỉ lệ phối trộn các loại cà phê như sau:

  1. Robusta 80% – Arabica 20%
  2. Robusta 70% – Arabica 30%
  3. Robusta 60% – Arabica 40%.

Công thức 1: Trong công thức này độ đậm của ly cà phê được tăng cường bởi hàm lượng Robusta. Ly cà phê thiên về gu vị truyền thống, đậm đà.

Công thức 2:  Ly cà phê thơm nồng, nhẹ do tăng cường hàm lượng Arabica. Tuy nhiên, việc tăng hàm lượng Arabica càng nhiều sẽ làm cho tách cà phê chua thanh. Vì vậy, khi pha phin, cần chú ý tỉ lệ phối trộn để tạo ra tách cà phê đậm, thơm mà không chua.

KẾT LUẬN

Hy vọng với Cách trộn các loại cà phê ngon trên đây bạn đã biết cách để phục vụ khách hàng của mình tốt nhất. Trong một quán cà phê nên có sẵn nhiều loại khác nhau và tùy vào yêu cầu hoặc đối tượng khách hàng cụ thể mà có cách phục vụ chính xác nhất. Hiểu được tâm lý khách hàng, mang ra đúng thức uống mà họ cần sẽ là bí quyết giúp quán của bạn trở nên đông khách hơn.

CÁC LOẠI CÀ PHÊ Ý

GIỚI THIỆU

Các loại cà phê Ý – Cà phê Ý thưởng thức ở Ý là chuẩn vị nhất. Tuy nhiên, khi du nhập vào các quốc gia khác trên thế giới, những loại cafe này vẫn giữ được điểm đặc trưng riêng của nó. Nếu ở Ý, bạn gọi một tách cafe thông thường, không có tên, phục vụ sẽ tự động đưa cho bạn một tách Espresso.

Vậy những loại cà phê khác của Ý thì sao, hãy tìm hiểu từng loại cafe đặc trưng của đất nước xinh đẹp và đầy tinh tế này trong bài viết dưới đây!

MỘT SỐ LOẠI CÀ PHÊ Ý

1. Cà phê Ý Espresso

Đây là loại cà phê thông thường, phổ biến nhất ở Ý. Trong tiếng Italia, Espresso có nghĩa là “Express”, đơn giản là loại cafe có thể phục vụ nhanh, có cho bạn ngay lập tức.

Loại cà phê Ý này thường được phục vụ với dung tích khoảng 40ml, có lượng cafe đậm đặc cùng lượng caffeine cao hơn hẳn các loại cà phê Ý khác. Chúng được pha nóng dưới áp suất cực cao. Thông thường, Espresso do người pha chế thực hiện. Tuy nhiên, loại espresso chuẩn mực nhất của đất nước Ý là phải pha bằng một loại máy. 

2. Cafe Americano

Espresso có thể nói là loại cà phê chính thống của Ý. Từ loại này, người pha chế có thể chế biến ra nhiều loại biến thể khác nhau. Americano là một trong số những loại biến thể đó.

Cách làm của nó thì rất đơn giản, trong cốc chứa sẵn một lượng cà phê Ý Espresso, người pha chế chỉ cần thêm nước nóng vào là sẽ trở thành một cốc americano hấp dẫn rồi.

3. Cà phê Ý Macchiato

Machiato cơ bản mà nói là một loại thức uống nóng có vị cà phê. Nó là sự pha trộn giữa Espresso và cà phê sữa. Vì sở hữu lượng sữa nhiều hơn nên lượng caffeine trong machiato đặc biệt thấp, phù hợp với những ai thích uống cafe mà lại ghét vị đắng của nó.

Loại thức uống này thường được phục vụ trong những cốc thủy tinh cao, phân làm 3 tầng thành phần rõ rệt rất hấp dẫn. 

4. Cafe Latte

Latte dường như không được công nhận là một loại cà phê tại Ý. Chính vì thế mà bạn thường gọi nó với cái tên không là “latte” chứ ít ai gọi là “cà phê latte”.

Thực chất nó chỉ là sự pha trộn giữa cafe và sữa, kèm thêm chút bọt sữa mỏng trên cùng. Nếu bạn không thực sự là người “sành” uống cafe thì sẽ rất dễ nhầm lẫn latte với một loại cà phê đặc trưng khác của Ý, đó là capuchino. 

5. Cafe Ý Cappuccino

Trong những loại cà phê Ý đặc biệt là capuchino được người Việt Nam và nhiều quốc gia khác rất yêu thích. Có lẽ do vị của nó dễ uống, dễ thưởng thức hơn những loại khác chăng?

Điểm nổi trội nhất của capuchino nằm ở lớp bọt sữa trên cùng dày và được tạo hình đẹp. Người pha chế cho tia nước nóng cực mạnh để khuấy và tạo bọt trong 1 bình sữa tươi. Trên mặt lớp bọt sữa này được rắc một chút bột quế hoặc bột cacao, đầu tiền là để gia tăng thêm hương vị, thêm nữa là để tăng màu sắc, tiện cho việc tạo hình. 

Bạn có thể thấy hình vẽ trên bọt sữa vô cùng đa dạng. Từ hình hoa lá đến hình mặt người đa dạng đều khiến người dùng thích thú.

6. Cafe Mocha

Sau capuchino thì có lẽ mocha là loại cà phê Ý được ưa chuộng nhất khi đưa ra thị trường quốc tế. Không chỉ đơn giản là vị sữa và cafe espresso mà mocha còn mang đến vị ngậy của socola nóng và sự béo thơm của kem tươi.

Uống mocha, bạn không lo bị nóng bỏng lưỡi hay nhiều caffeine dẫn đến mất ngủ,… Chính vì vậy mà mocha hoàn toàn chinh phục người dùng ở bất cứ lứa tuổi nào.

KẾT LUẬN

Các loại cà phê Ý thực sự rất đa dạng đúng không nào? Mặc dù bạn không thể thưởng thức hết được nhưng một vài loại cơ bản cũng đủ để bạn mê đắm hương vị cao cấp và thơ mộng của cà phê Ý sang trọng rồi. 

Trong trường hợp bạn đang có ý định mở một quán cà phê Ý với nhiều loại khác nhau. Hãy trang bị cho mình những nguyên liệu sạch, nguyên chất, tốt cho sức khỏe người dùng. Đồng thời sắm những thiết bị máy móc chất lượng, được nhập khẩu uy tín nhất tại Tân Minh theo số hotline 1900.2861 – 0968696911 hoặc qua trang web maydonggoicaphe.com bạn nhé ! 

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÀ PHÊ HÒA TAN

GIỚI THIỆU

Công nghệ sản xuất cà phê hòa tan – Cà phê hòa tan hay còn được gọi là cà phê uống liền, cà phê pha sẵn. Đây là loại đồ uống làm từ bột cà phê đã được rang xay sấy khô, thêm hương liệu, phụ gia phù hợp.

Cách thưởng thức cà phê hòa tan rất đơn giản và tiết kiệm thời gian so với cà phê pha. Bạn chỉ cần lấy một gói đổ bột cà phê ra và pha thêm một lượng nước nóng phù hợp, dùng muỗng khuấy và chờ đợi khoảng 30s là đã có một tách cà phê vô cùng tuyệt vời.

cà phê hạt và bột loại nào ngon nhất

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

1 Tuyển chọn hạt cà phê tươi

2 Rang thơm cà phê

Sau khi tuyển chọn được những hạt cà phê chất lượng tốt, cà phê được đem đến giai đoạn rang cà phê.

Thời gian rang cà phê theo tiêu chuẩn là từ 18-25 phút/mẻ và dùng máy rang theo công nghệ tiên tiến giúp giữ được hương vị thơm tự nhiên của hạt cà phê.

Hạt cà phê rang phải chín đều từ trong ra ngoài, hạt nở to đều không bị chai, không bị cháy cạnh, màu đẹp.

3 Nghiền bột

Cà phê sau khi được rang được chuyển qua giai đoạn nghiền bột hay xay bột. Bột cà phê dùng sản xuất cà phê hòa tan cần xay kích cỡ hạt lớn.

4 Trích ly

Trích ly là giai đoạn hòa tan cà phê bằng nước nóng để tạo thành dung dịch chiết có nồng độ chất tan khoảng 25-35%.

5 Cô đặc

Sau khi trích ly chúng ta chưa đem đi sấy phun luôn vì nồng độ cà phê vẫn loãng nếu đem sấy sẽ tốn nhiều điện năng và thời gian sấy khô sẽ rất lâu.

Chính vì vậy, dịch cà phê sau trích ly người ta tiến hành cô đặc bằng nồi cô đặc chân không đến nồng độ 30-33%.

Quá trình cô đặc dịch cà phê được hấp thu nhiệt và bốc hơi nhanh đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì ngừng.

6 Cà phê hòa tan sấy phun

Sau quá trình cô đặc, dịch cà phê tiến hành sấy khô dạng bột bằng máy sấy phun.

Dịch cà phê cô đặc được bơm vào đỉnh cyclo đưa lên đĩa phun, tại đây đĩa đục nhiều lỗ phun có độ quay rất lớn giúp phun dịch cà phê thành bụi sương vào tháp sấy. Không khí được làm nóng ở nhiệt độ cao bơm vào tháp sấy giúp sấy khô nguyên liệu thành bột. Cà phê bột hòa tan được thu ở đáy cyclo. Sau sấy khô ta thu được bột cà phê hòa tan có độ ẩm 1-2%, có màu nâu đen đậm.

7 Hồi hương

Sau quá trình sấy phun, cà phê bị giảm mất hương vị , do đó để đảm bảo cà phê của bạn ngon đậm vị, chuẩn cà phê người ta thu hồi các thành phần hóa học của cà phê trước khi trích ly và bổ sung lại sau quá trình sấy khô. Đó gọi là quá trình hồi hương.

8 Phối trộn

Bột cà phê hòa tan sau quá trình hồi hương được đem phối trộn với các chất phụ gia, thành phần theo tỷ lệ thích hợp để tạo nên hương vị thơm ngon nhất.

9 Đóng gói

Cà phê hòa tan thành phẩm được đóng gói bao bì ngay để lưu trữ hương thơm và đem phân phối ra ngoài thị trường.

KẾT LUẬN

Như vậy, không gì tuyệt vời hơn khi bạn được thưởng thức một ly cà phê thơm ngon đúng chuẩn mà không cần tốn quá nhiều thời gian đúng không nào. Công nghệ sản xuất cà phê hòa tan vô cùng tỉ mỉ, cần nhiều giai đoạn và phải đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về cà phê hòa tan. Nếu quý khách có nhu cầu mua máy rang, máy nghiền bột, nồi cô đặc chân không, máy sấy phun hay máy đóng gói cà phê hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900.2861 – 0967.68.69.11.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHÂN

GIỚI THIỆU

Quy trình sản xuất cà phê nhân – Cà phê nhân trong tiếng Anh là green coffee hay raw coffee. Người Việt còn gọi cà phê nhân là cà phê xanh hay cà phê sống.

Cà phê nhân là cách gọi chỉ loại hạt cà phê thô chưa qua rang chín. Quả cà phê tươi (coffee cherries) sau khi được thu hoạch sẽ đem phơi dưới ánh nắng mặt trời cho ráo. Sau đó qua xử lý sấy hoặc xay tách vỏ sẽ cho ra cà phê nhân thành phẩm. Thông thường một quả cà phê sẽ cho ra hai nhân.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Bước 1: Trồng và thu hoạch cà phê

Người trồng cà phê khi thấy quả cà phê bắt đầu già chuyển sang màu đỏ tức là quả cà phê đã chín và có thể thu hoạch. Hiện nay nông dân Việt Nam vẫn thu hoạch cà phê theo cách thủ công đó là trải những tấm bạt/vải lớn dưới các gốc cây, rồi dùng tay tốt từng cành cà phê quả chín.

Tuy là cách làm thủ công nhưng như vậy người dân có thể tuyển chọn quả cà phê ngay từ khâu thu hoạch, tránh làm dập nát trái cà phê.

Bước 2: Sơ chế và phơi quả cà phê

Quả cà phê sau khi thu hoạch tại vườn về vẫn còn tươi và lẫn nhiều lá cây hay nhiều quả bị sâu bọ… Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê chín là rất quan trọng và nên được tiến hành ngay sau nông dân thu hoạch cà phê đem về. Nếu để lâu trong nhà rồi mới sơ chế sẽ dễ làm trái cà phê bị hỏng, dập nát.

Thông thường quả cà phê sẽ được rửa trong thùng đầy nước để loại bỏ các vật thừa, các quả hư hỏng… Sau đó, trái cà phê được đưa qua máy rung sàng hạt để phân loại quả cà phê đã chín và chưa chín, quả to, quả nhỏ.

Phân loại xong, nông dân tiến hành phơi quả cà phê cho khô. Thông thường một mẻ cà phê tươi được phơi khô trong khoảng 25 – 30 ngày cho tới khi độ ẩm của trái cà phê chỉ còn 12-13% là đạt yêu cầu.

Bước 3: Tách vỏ quả cà phê lấy hạt

Quả cà phê được phơi khô đem đi xát bằng máy. Sau quá trình này ta thu được cà phê nhân và vỏ thóc cà phê. Trong đó cà phê nhân chính là hạt bên trong quả cà phê và vỏ thóc cà phê chính là lớp vỏ bên ngoài quả cà phê. Hạt cà phê được tách ra kèm theo chất nhầy vốn có của nó.. Đây là công đoạn khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp chế biến hạt cà phê khô và ướt.

Lúc này, cà phân nhân thu được chỉ là cà phê xô vì chưa qua bất kỳ công đoạn phân loại, sàng lọc xử lý nào.

Bước 4: Quá trình lên men

Để tránh chất nhầy của quả cà phê còn sót lại trong nhân cà phê gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cà phê thành phẩm nên hiện nay người ta sử dụng phương pháp xử lý hóa học.

Hạt cà phê được ủ trong các thùng lớn cùng với các enzyme thiên nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung để lên men.

Quá trình này có thể kéo dài từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của các enzym có trên hạt cà phê.

Sau quá trình lên men này, lớp chất nhầy bám quanh hạt cà phê sẽ bị mất kết cấu nhớt và có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước.

Bước 5: Sấy khô

Sau khi lên men, hạt cà phê tiếp tục được rửa bằng nước sạch. Lúc này hạt cà phê có độ ẩm khoảng 57% – 60 % và phải được sấy khô. Công đoạn sấy khô tiến hành cho tới khi độ ẩm cà phê còn là 12,5%.

Có nhiều phương pháp sấy khô cà phê nhân như phơi nắng hay sấy bằng điện. Tuy nhiên nếu phơi nắng phải mất từ 8 đến 10 ngày và tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh.

Sấy khô bằng máy sẽ đảm bảo hạt cà phê khô nhanh hơn nhưng cần giám sát chặt chẽ các bước thực hiện để đảm bảo giữ nguyên chất lượng hạt cà phê

KẾT LUẬN

Quy trình sản xuất cà phê nhân – Cà phê nhân thành phẩm độ ẩm chỉ còn rất thấp nên có thể được bảo quản trong thời gian dài mà không bị ẩm mốc hay mất đi hương vị tự nhiên. Cà phê nhân có thể được đánh bóng hoặc không tùy theo yêu cầu của bên sử dụng.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

GIỚI THIỆU

Công nghệ sản xuất cà phê – Nguyên liệu sản xuất cà phê ngon là cà phê nhân hay còn gọi là hạt cà phê. Cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được sơ chế bóc vỏ và thịt quả, rửa sạch, sấy khô hoặc phơi khô thì được cà phê nhân.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Làm sạch cà phê nguyên liệu

Cà phê nguyên liệu khi đưa vào sản xuất có thể lẫn nhiều loại tạp chất như lá, vỏ cà phê, đá, cát, đôi lúc là cả kim loại trong quá trình sản xuất. Do đó, quá trình làm sạch sẽ loại bỏ các tạp chất này ra khỏi nguyên liệu cà phê, đồng thời đảm bảo độ đồng đều trong quá trình rang xay.

Rang cà phê

Đây là quá trình quan trọng nhất và quyết định đến chất lượng của cà phê. Trong quá trình rang, nhiều phản ứng hóa học sẽ diễn ra, đồng thời tạo ra hương vị và màu sắc cho cà phê thành phẩm.

Dưới tác động của nhiệt độ cao, hạt cà phê sẽ bị bay hơi và trương nở làm cho khối lượng hạt cà phê giảm, tỉ trọng hạt cũng giảm đi. Thể tích hạt đã tăng lên 40-60%

Phối trộn cà phê

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà nhiều nhà sản xuất chủ động trộn một số loại cà phê với nhau. Thông thường là cà phê Arabica và Robusta với nhau. Tùy vào đối tượng mà tỉ lệ phối trộn sẽ khác nhau.

Nghiền cà phê

Quá trình nghiền cà phê có mục đích là giảm kích thước của hạt cà phê, phá vỡ cấu trúc vốn có của hạt cà phê rang để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trích ly khi sản xuất cà phê hòa tan hoặc thuận lợi trong quá trình pha chế cà phê khi sử dụng.

KẾT LUẬN

Ban đã nắm rõ được Công nghệ sản xuất cà phê chưa? Để mua máy móc phục vụ cho nghành sản xuất cà phê, mời bạn liên hệ theo số hotline 1900.2861 – 0967686911 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHỒN

GIỚI THIỆU

Quy trình sản xuất cà phê chồn – Do đặc thù địa lý và tự nhiên, trên thế giới chỉ có 4 quốc gia có thể sản xuất cà phê Chồn, loại đồ uống được mệnh danh là quý hiếm bậc nhất hành tinh. May mắn thay, Việt Nam cũng được thiên nhiên ưu ái dành tặng món quà quý giá này. Chúng ta cùng theo dõi quy trình sản xuất loại cà phê huyền thoại này nhé!

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Đầu tiên , bằng khứu giác nhạy bén của mình, chú chồn sẽ chọn ăn những quả cà phê ngon nhất trong những trái chín mọng nhất, không có vết cắn của sâu bọ, không có mùi hay vết tích lạ thường.  

Thông thường chỉ khoảng 20% lương hạt cà phê mang vào sẽ được chọn ăn . Mỗi chú chồn trong trạng thái khỏe mạnh chỉ tiêu thụ khoảng 200gram quả cà phê mỗi ngày. 

Sau 4h trải qua quá trình sinh hóa trong ruột chồn, phân chồn được thải ra ngoài, ngay lập tức được thu lượm và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.

Tiếp theo, những người nông dân tách hạt cà phê ra khỏi phân chồn, chà nhẹ để bong vỏ thóc.

Tiếp theo, những người nông dân tách hạt cà phê ra khỏi phân chồn, chà nhẹ để bong vỏ thóc.

Vỏ thóc được loại bỏ bằng sức gió

Tiếp đến, hạt cà phê được ngâm, chà, xối qua dòng chảy mạnh để lọc bỏ chất bẩn và vỏ lụa.

Một lần nữa, hạt cà phê được phơi khô làm sạch và đem bảo quản.

Hoàn tất quá trình này, cà phê nhân có màu xanh nhạt, hạt cứng hơn bình thường.

Cà phê chồn cần được rang thủ công với màu rang từ sáng đến trung bình để giữ được hương vị đặc trưng.

Cuối cùng, ly cà phê đến tay người thưởng thức sau một hành trình dài, mang đến hương vị quyến rũ khó tả huyền thoại.

Quy trình sản xuất cà phê chồn

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ HÒA TAN

GIỚI THIỆU

Quy trình sản xuất cà phê hòa tan – Cuộc sống ngày càng nhộn nhịp với bộn bề lo toan khiến mọi người ít có thời gian để chờ đợi từng giọt cà phê tí tách chảy xuống cho một ly cà phê phin trọn vẹn. Vì vậy, với những người yêu thích loại đồ uống này, cà phê hòa tan đã trở thành một thức uống thay thế vô cùng tiện dụng khi vẫn giữ lại hương vị thơm ngon chuẩn vị của cà phê phin mà lại không tốn quá nhiều thời gian pha chế. Tuy nhiên, ít người biết quy trình sản xuất cà phê hòa tan diễn ra như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1. Rang và xay cà phê bột

Sau khi tuyển chọn những hạt cà phê nhân như ý, chúng ta thực hiện công việc đầu tiên chính là rang cà phê. Thời gian rang theo tiêu chuẩn quốc tế từ 18-25 phút/mẻ và rang theo công nghệ tiên tiến để giúp giữ tốt hương vị tự nhiên của hạt cà phê. Hạt cà phê được chín đều từ trong ra ngoài, không bị chai, hạt nở to đều, không bị cháy cạnh. Các hạt dù kích thước lớn hay nhỏ vẫn đồng đều độ chín và tiệp màu. Sau đó, hạt cà phê rang được xay thành cà phê bột. Bột cà phê dùng để sản xuất cà phê hòa tan cần xay kích cỡ hạt lớn.

2. Trích ly

Trích ly là quá trình hòa tan các chất có trong cà phê bằng nước nóng để tạo thành dung dịch chiết có nồng độ và các chất hòa tan khoảng 25 – 35%. Hệ thống và quá trình trích ly cà phê diễn ra như sau:

  • Đầu tiên đổ cà phê vào thiết bị trích ly gián đoạn hình tháp được bảo ôn nhiệt độ.
  • Bơm nước nóng khoảng 80 – 90 độ C từ đáy tháp lên để trích ly cà phê.
  • Khi nước nóng đi qua cà phê trong tháp sẽ diễn ra quá trình trích ly các chất hòa tan.
  • Các chất hòa tan này sẽ tạo thành một dung dịch tại đỉnh tháp. Để giúp lượng chất tan thu được tại đỉnh tháp tăng dần, cà phê bột sẽ liên tục được thay thế tại các tháp.

Thiết bị trích ly và thu hồi hương là thiết bị cần thiết trong sản xuất cà phê hòa tan

Tiến hành trích ly nhiều lần, hạn chế lượng bột mịn tan sâu vào trong nước khi trích ly. Nồng độ dung dịch cà phê trích ly có thể đạt tới 20 – 22%. 

3. Cô đặc

Sau khi trích ly chúng ta chưa thể sấy khô được bởi lúc này nồng độ dịch cà phê là 20 – 22%. Để thuận lợi cho quá trình sấy, phải tiến hành cô đặc dịch trích ly đến nồng độ 30 – 33%. 

Phương pháp cô đặc thường được sử dụng là cô đặc chân không. Dung dịch cà phê được bơm vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước dịch pha cà phê hấp thu nhiệt và bốc hơi nhanh chóng. Độ chân không được tạo ra nhờ baromet sẽ hút hơi nước và ngưng tụ tại bình ngưng. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì 

4. Sấy khô

Sau quá trình cô đặc,cà phê được tiến hành sấy khô thành dạng bột để tiện lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng. Phương pháp sấy phun được dùng chủ yếu. Dịch cà phê cô đặc được bơm vào đỉnh cyclo. Tại đây có một đĩa đục nhiều lỗ nhỏ, có tốc độ quay rất lớn, làm cho dịch cà phê vào cyclo ở dạng sương mù. Không khí nóng khô được thổi vào cyclo sấy khô cà phê dạng sương mù thành dạng bột. Cà phê bột hoà tan được thu ở đáy cyclo. Sau sấy khô ta thu được bột cà phê hoà tan có độ ẩm 1 – 2%, có màu nâu đen đậm.

5. Hồi hương

Sau một quá trình chế biến, hương vị cà phê dần mất đi, đặc biệt trong quá trình phun sấy ở nhiệt độ cao. Do đó, để đảm bảo ly cà phê của bạn ngon đậm vị, đúng chuẩn cà phê, người ta sẽ thu hồi các thành phần của hóa học của hương thơm ly cà phê trước khi trích ly và bổ sung lại sau quá trình sấy khô. Đó gọi là hồi hương.

6. Đóng gói và đưa vào sử dụng

KẾT LUẬN

Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ly cà phê thơm ngon đúng điệu mà không tốn quá nhiều thời gian đúng không nào. Quy trình sản xuất cà phê hòa tan vô cùng tỉ mỉ và đúng kỹ thuật, đặc biệt nhất đó là quá trình rang cà phê sẽ giúp bạn khơi dậy những hương vị sẵn có trong hạt. Bây giờ bạn có thể thưởng thức ngay một tách cà phê hòa tan để kiểm chứng điều đó nhé!

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ

GIỚI THIỆU

Quy trình sản xuất cà phê bao gồm nhiều công đoạn và yêu cầu nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến. Vậy, quy trình sản xuất được diễn ra như thế nào? Quy trình ấy có đạt tiêu chuẩn và cho ra những sản phẩm cà phê chất lượng nhất không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

CÁC BƯỚC SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Quy trình sản xuất có thể được chia thành 6 bước chính. Mỗi bước có một vai trò cụ thể trong việc tạo ra một tách cà phê ngon.

Bước 1 Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch trái cà phê để bắt đầu các công đoạn chế biến. Chất lượng của trái cà phê khi thu hoạch phải được đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn cảm quan cũng như các tiêu chuẩn về chất lượng hóa học.

Bước 2 Sơ chế làm sạch

Ở công đoạn này của quy trình sản xuất cà phê, trái cà phê sẽ được làm sạch, loại bỏ các tạp chất như cát, sạn, vỏ, lá, cành…

Công đoạn làm sạch này cũng rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê thành phẩm cũng như hạn chế việc làm hỏng, nhanh xuống cấp các trang thiết bị chế biến.

Bước 3 Phối trộn cà phê

Nhằm đem đến những sản phẩm cà phê với hương vị khác nhau, đa dạng hơn. Người chế biến có thể phối trộn các loại cà phê với nhau, thông thường là phối trộn cà phê Robusta và Arabica với các tỷ lệ khác nhau.

Bước 4 Rang cà phê

Bước 5 Xay cà phê

Bước 6 Đóng gói sản phẩm

KẾT LUẬN

Ban đã nắm rõ được Quy trình sản xuất cà phê gồm những bước nào chưa? Để mua máy móc phục vụ cho nghành sản xuất cà phê, mời bạn liên hệ theo số hotline 1900.2861 – 0967686911 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

CÁC THÀNH PHẦN DƯỢC LÝ CÓ TRONG TRÀ

GIỚI THIỆU

Các thành phần dược lý có trong trà – Ai cũng biết trà là thức uống chứa nhiều hợp chất mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng, cụ thể các thành phần hóa học bên trong trà xanh là gì và công dụng của từng hợp chất ra sao liệu bạn đã tìm hiểu qua?

CÁC THÀNH PHẦN TRONG TRÀ

1 Caffeine

Đây là một loại hợp chất alkaloid và là chất kích thích chủ yếu có trong lá trà.

Caffeine khó tan trong nước lạnh, hầu như không bị biến đổi khi chế biến và có tác động nhiều đến thần kinh trung ương.

Hàm lượng caffeine tùy thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác và bộ phận của cây trà (caffeine khác nhau tùy vào là phần nõn trà, lá thứ nhất, lá thứ hai…).

Caffeine có trong trà chủ yếu mang đến các công dụng sau: tạo sự hưng phấn kích thích, lợi tiểu, hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, chống xơ vữa động mạch.

2 Hợp chất Polyphenol

Polyphenol là hợp chất tạo nên vị chát của trà, đặc biệt mang lại nhiều chức năng dược lý đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người.

Trà xanh thường chứa nhiều polyphenol hơn trà đen, trà cao cấp có nhiều hơn trà cấp thấp, trà lá to nhiều hơn trà lá nhỏ, và chúng cũng tùy thuộc vào mùa vụ hái.

Polyphenol lại chia thành nhiều loại, trong đó chiếm nhiều nhất là Flavonoid mà chủ yếu là các chất tanin (hợp chất gồm 7 loại catechin).

Hàm lượng tanin trong trà càng cao thì chất lượng trà càng ngon.

Polyphenol mang đến các tác dụng chủ yếu cho cơ thể như sau: giảm lipid trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm lượng đường trong máu, chống oxy hóa mạnh mẽ, diệt khuẩn, ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư.  

3 L-theanine

Đây là một loại acid amin tự do, được tổng hợp từ rễ dẫn lên tận lá trà. Chất này khi gặp ánh sáng mặt trời có cường độ lớn sẽ chuyển thành các polyphenol. Vì vậy, các loại trà khi trồng tại vườn hoặc được áp dụng các phương pháp che mát thủ công sẽ có nhiều L-theanine hơn so với trà được trồng ở đồi núi. L-Theanine mang có tác dụng nhất định đến vỏ thần kinh trung ương, mang lại cảm giác thư giãn, có tác dụng tốt để làm dịu tinh thần, giải stress.

4 Lipopolysaccharide (LPS)

Hợp chất của lipid và đường, thường có màu xám hoặc nâu. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh chúng có tác dụng tạo huyết, có tác dụng trị liệu khi bị mắc phóng xạ.

5 Tinh dầu và các acid đi cùng tinh dầu

Lá trà chứa nhiều tinh dầu, một trong những yếu tố tạo nên hương thơm của trà.

Tinh dầu có trong lá trà thường được chia làm 2 loại : có mùi hăng ngái và loại có mùi thơm. Chúng có thành phần hóa học khá phức tạp, tác dụng kích thích đến hệ thần kinh trung ương, có lợi cho các hoạt động lao động trí óc, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Hàm lượng tinh dầu thơm có trong lá trà tươi cũng thường rất nhỏ và rất khó để phân tách (thường phải dùng sắc ký khí).

6 Các vitamin và nguyên tố vi lượng

Uống trà thường xuyên còn giúp cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin và khoáng chất nhất định, cải thiện hệ miễn dịch.

Bên cạnh các thành phần chủ chốt như trên, bên trong trà còn chứa một lượng vitamin và khoáng chất, có thể kể đến như tiền sinh tố A, B2, B3, B5, C…, kali và Fluor (chất có tác dụng nhiều trong việc kháng khuẩn, bảo vệ răng miệng, chống lại các căn bệnh như mùi hôi khó chịu của miệng, viêm nướu). Fluor cùng Flavonoid còn có khả năng củng cố hệ xương, ngăn ngừa loãng xương đối với cơ thể. Các loại vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh như cảm cúm, virus thông thường.

Các thành phần dược lý có trong trà